Nội dung bài viết [hide]
Sự khác nhau giữa Switch layer 2 và Switch layer 3
Nhằm mang đến cho quý vị khách hàng những sản phẩm chất lượng và hoàn hảo nhất, thiết bị mạng Cisco luôn nỗ lực hết mình thay đổi tư duy, sáng tạo trong lĩnh vực thiết bị mạng. Thấu hiểu được nỗi lòng của các doanh nghiệp, khu công nghiệp hay cơ sở kinh doanh luôn phải lo lắng, bận tâm bởi hiện tượng xung đột tên miền, Cisco đã đưa ra giải pháp hữu hiệu và tối ưu nhất hiện nay chính là các loại Switch layer 2 và layer 3. Trong bài viết dưới đây, Hợp Nhất sẽ giới thiệu cho các bạn quan tâm đến bộ chuyển mạng những thông tin cần thiết và sự khác biệt của hai loại Switch phổ biến nhất hiện nay.
Giới thiệu về Switch layer 2 và Switch layer 3
Switch Cisco Layer2 2960
Switch layer 2 có thể hiểu là dựa vào sự truy cập địa chỉ trong bảng MAC có trong Frame. Điều này có nghĩa là các thiết bị Ethernet không cần phải kết nối trực tiếp với nhau để thực hiện truyền tin, mà có thể truyền thông qua nhiều cách khác nhau. Ưu điểm nổi bật của bộ chuyển mạch này là làm cho các host có thể hoạt động ở chế độ song công điều đó có cũng có nghĩa là nó thể có thể đọc – ghi, nghe – nói cùng lúc. Đặc biệt, không cần phải chia sẻ băng thông mà các switch vẫn có thể truyền đi một cách nhanh chóng các dữ liệu và đồng thời cũng có thể giới hạn lưu lượng truyền ở một mức ngưỡng nào đó. Một điểm cộng cho thiết bị mạng Cisco này chính làm giảm tỷ lệ lỗi trong frame bởi chúng sẽ được kiểm tra lỗi và các gói tin tốt khi được nhận sẽ được lưu lại trước khi chuyển đi.
Switch Cisco Layer3 3750
Switch Layer 3 được gọi là Switch với 24, 48… ports Ethernet, có gắn thêm bảng định tuyến IP thông minh vào bên trong và hình thành các Broadcast Domain. Nói cách khác, Switch Layer 3 chính là router tốc độ cao mà không có cổng kết nối WAN. Mặc dù không có cổng kết nối WAN nhưng cần đến chức năng định tuyến như Router để có thể liên thông với các mạng con hoặc VLANs trong mạng LAN Campus hay các LAN nhỏ trong một mạng LAN lớn. Loại Switch mạng công nghiệp này hoạt động rất nhanh từ bên trong switch này đến switch khác.
Sự khác biệt giữa Switch layer 2 và Switch layer 3
Chắc hẳn đối với những ai chưa có kinh nghiệm mua Switch chia mạng, bạn sẽ rất lúng túng khi không biết lựa chọn 2 Switch với cùng 24 port 1G nhưng giá thành của chúng lại khá chênh lệch. Tại sao lại như vậy? Sự khác biệt giữa Switch layer 2 và layer 3 ở những điểm nào? Dưới đây chúng tôi sẽ giải đáp thắc mắc trên của bạn.
Sở dĩ như vậy là bởi vì Switch Layer 3 cung cấp nhiều tính năng hơn so với Switch layer 2, một số dịch vụ trong đó làm cho switch layer 3 hoạt động tốt hơn switch layer 2 như: bảng CAM, bảng FIB, địa chỉ IP của next hop, địa chỉ MAC,...
Hơn nữa, hoạt động của switch layer 3 không những sở hữu các tính năng của Switch layer 2 mà còn tham gia vào một số hoạt động dựa trên thông tin của layer 3 và layer 4.
Theo khả năng giữ thông tin
Không giống như Switch layer 2, một Switch layer 3 lưu giữ 2 thông tin là Bảng CAM và Bảng FIB. Bảng CAM ở switch layer 3 hoạt động giống như bảng cảm trên switch layer 2. Vậy nên khi nhận được một gói tin, bộ chuyển mạch sẽ lấy thông tin của địa chỉ MAC đích nằm trong gói tin đến và tham chiếu bảng CAM để biết được port đích. Sau đó, nó sẽ chuyển gói tin này đến port đích. Bảng CAM thường chứa 3 thông tin: địa chỉ MAC, egress port và VLAN.Bảng FIB trên switch layer 3 (tên tiếng Anh là Forwarding Information Base) hoạt động giống như một bảng chuyển tiếp gói tin và chứa các thông tin bao gồm: địa chỉ IP, địa chỉ IP next hop, địa chỉ MAC next hop và Port đích ( egress port).
Đặc điểm đánh giá sự khác nhau giữa 2 loại Switch
Theo ứng dụng tiện ích tra cứu
Thiết bị chuyển mạch Switch Layer 2, bảng CAM là phương tiện dùng để tra cứu thì đối với layer 3, phương tiện này là bảng FIB. Bên cạnh đó, bảng FIB còn chứa thông tin địa chỉ MAC đã thay đổi (MAC rewrite).
Do đó, layer 3 switch cũng cung cấp thông tin hỗ trợ cho ACL (Access Control List) và QoS (Quality of Service) giống như switch layer 2. Ví dụ, layer 2 switch chỉ có thể áp dụng giới hạn các frame (dữ liệu của layer 2) dựa trên địa chỉ MAC (nguồn và đích). Trong khi đó, các switch layer 3 có thể hỗ trợ giới hạn frame dựa trên địa chỉ IP và cả địa chỉ MAC.
Cho nên, bảng CAM được dùng để phân biệt hub và switch, bảng FIB dùng để phân biệt switch layer 2 và switch layer 3.
Hi vọng bài viết trên đây trước hết có thể giải đáp những thông tin cơ bản về các loại Switch phổ biến và từ đó khách hàng có thể lựa chọn được Switch mạng phù hợp với tính chất công việc cũng như túi tiền của mình.
Viết đánh giá